Làm gì để tránh chuột rút khi bơi?

Làm gì để tránh chuột rút khi bơi? Đây là vấn đề luôn được mọi người quan tâm khi tham gia hoạt động này. Vậy ngay bây giờ, Đào Tạo Bơi Lội T&T sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tại sao khi bơi dễ bị chuột rút?

Trước khi tìm hiểu làm gì để tránh chuột rút khi bơi, chúng ta cũng cần biết đến khái niệm chuột rút là gì? Tại sao khi đi bơi hiện tượng này lại xuất hiện nhiều hơn?

Chuột rút là hiện tượng cơ co đột ngột khiến người bị cảm thấy đau dữ dội ở bắp thịt, việc cử động lúc này cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.

Chuột rút thường xuất hiện ở các vị trí như đầu gối, cổ cân. Ngoài ra chúng cũng xảy ra ở bắp thịt đùi, hông, bàn tay, bàn chân,…

lam-gi-de-tranh-chuot-rut-khi-boi-1
Tại sao khi bơi dễ bị chuột rút? Làm gì để tránh chuột rút khi bơi?

Tại sao khi bơi dễ bị chuột rút? Ngoài câu hỏi làm gì để tránh chuột rút khi bơi thì đây cũng là điều mọi người quan tâm khá nhiều.

Chuột rút khi bơi có thể xảy ra ở một số nguyên nhân chính cụ thể như sau:

  • Trước khi bơi không khởi động kỹ.
  • Dùng sức quá mạnh khi bơi.
  • Cơ thể thiếu canxi không được cung cấp đầy đủ.

Bên cạnh đó, khi bơi trong nước cũng là lúc nhiệt độ giảm, nước lạnh khiến cơ thể chúng ta bị mất nhiệt nhanh. Để tạo ra nhiệt duy trì bên trong, duy trì nhiệt độ chính khiến cơ thể run lên.

Cơ chế điều hòa nhiệt độ được vùng dưới đồi não kích hoạt, các mạch cung cấp máu tới các chi co lại để tránh mất nhiệt từ cơ quan chính. Từ đó các chi bị thiếu oxy, ở điều kiện nhiệt độ thấp và nước lạnh gây ra chuột rút khi bơi.

Những ai có thể bị chuột rút khi bơi?

Ngoài việc làm gì để tránh chuột rút khi bơi, vậy những ai có thể bị chuột rút khi bơi?

Người mới học bơi

Đối với những người mới học bơi, kỹ thuật của họ còn chưa tốt cho nên khi xuống nước do chưa có sự thăng bằng, độ nổi kém nên bạn phải đạp chân rất mạnh, gập gối nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị tốn sức, tạo nên gánh nặng cho cơ chân và dẫn đến hiện tượng chuột rút khi bơi.

Người không tập luyện thường xuyên

Bơi lội cũng giống như những bộ môn thể thao khác vậy, chúng cần phải được tập luyện thường xuyên. Với những người tập luyện rời rạc, tần suất ít cũng sẽ khiến họ càng dễ bị chuột rút hơn.

Vì lẽ đó, làm gì để tránh chuột rút khi bơi với những người ít tập luyện? Bạn nên có thời khóa biểu tập luyện vừa phải, đều đặn với chính mình nhé.

lam-gi-de-tranh-chuot-rut-khi-boi-1
Những ai có thể bị chuột rút khi bơi? Làm gì để tránh chuột rút khi bơi?

Người lớn tuổi

Những người có tuổi mọi cơ quan đều đã suy giảm, yếu dần và họ cũng ít vận động hơn so với đối tượng thanh niên. Vì vậy, khi đi bơi họ cũng rất dễ bị chuột rút do cơ thể không đáp ứng kịp sự thay đổi đột ngột khi luyện tập, nhiệt độ.

Ngoài ra, những người đang mắc bệnh tiểu đường, tim mạch khiến cho lượng máu đến chân giảm, lưu thông chậm hơn và đa số không tránh khỏi hiện tượng chuột rút.

Người tập luyện với cường độ cao

Không chỉ ít vận động mà những người tập luyện với cường độ cao cũng rất dễ bị chuột rút khi bơi.

Ngoài ra, nhiều người đang quá tự tin và chưa đánh giá đúng năng lực bơi lội của bản thân. Họ cố gắng dùng nhiều sức khiến các cơ yếu dần, khả năng chịu lực kém và chắc chắn sẽ không thể đáp ứng đủ sự gia tăng đột ngột để khắc phục lực cản của nước. Đây cũng chính là điều người bơi rất dễ bị chuột rút do thiếu oxy. 

Làm gì để tránh chuột rút khi bơi?

Vậy làm gì để tránh chuột rút khi bơi? Chắc chắn đây là điều mà mọi người đều đang đặc biệt quan tâm đến.

lam-gi-de-tranh-chuot-rut-khi-boi-3
Làm gì để tránh chuột rút khi bơi?

Dưới đây sẽ là một số cách phòng ngừa chuột rút khi bơi chúng tôi muốn gửi đến bạn để đảm bảo quá trình bơi lội của mỗi người được diễn ra an toàn nhất.

  • Khởi động thật kỹ trước khi xuống bơi, nhất là trong điều kiện trời lạnh hoặc nước lạnh. Ngược lại, khi trời nóng bạn nên uống đủ nước. Khởi động toàn bộ cơ bắp, các khớp với cường độ khác nhau, phù hợp nhất.
  • Không nên bơi ở khu vực quá sâu nếu khả năng bơi của bạn còn hạn chế. 
  • Không sử dụng chân vịt để bơi cho nhanh bởi chúng sẽ khiến bạn phải tăng tư thế mũi chân, từ đó càng dễ bị chuột rút hơn.
  • Khi cơ thể đã thích nghi được với môi trường nước, bạn hãy phối hợp nhẹ nhàng, chính xác và thoải mái nhất các động tác khi bơi.
  • Nếu cơ thể bắt đầu mệt, không nên cố gắng bơi nhanh mà hãy giảm tốc độ, bơi dần vào bờ và không nên bơi tiếp.
  • Đối với người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý về tim mạch, bệnh tiểu đường nên kiểm tra sức khỏe trước khi bơi.
  • Với những người thường xuyên tập bơi với cường độ cao, hãy kéo giãn cơ trước và sau mỗi buổi tập. Lưu ý, luôn có bình nước bên cạnh để bổ sung nước khi cần thiết.
  • Sau khi bơi, hãy nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút rồi tắm lại bằng nước ấm. Tiếp tục kéo giãn cơ để cơ không bị căng cứng.

Đào Tạo Bơi Lội T&T đã chia sẻ đến bạn cách làm gì để tránh chuột rút khi bơi. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc.

Để đảm bảo sự an toàn cho chính mình cũng như người xung quanh, bạn có thể tham gia các khóa học bơi để học tập, cải thiện và nâng cao kỹ năng bơi của mình qua hotline 0942.250.993 – để được tư vấn sớm nhất nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *