Tình trạng đuối nước đang ngày càng trở nên nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ hiện nay. Vì lẽ đó, ngoài việc tham gia các khóa học bơi thì kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước cũng rất cần thiết.
Dưới đây là các kỹ năng Đào Tạo Bơi Lội T&T muốn chia sẻ với bạn để giúp bạn tự tin, bình tĩnh hơn trước mọi tình huống không may xảy ra khi bơi lội.
Đuối nước là gì?
Đuối nước là hiện tượng xảy ra khi khí quản của con người (không kể người lớn hay trẻ nhỏ) bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở.
Hậu quả của việc ngạt thở lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người và rất dễ tử vong. Có thể hiểu ngắn gọn hơn đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước trong thời gian nhất định.

Nguyên nhân dẫn đến đuối nước
Tình trạng đuối nước xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như việc không biết bơi, chơi ở những khu vực nguy hiểm như ao hồ, sông, suối,… hay chơi ở những công trình có xuất hiện hố nước, bể, giếng có thành quá thấp, không có nắp đậy.
Tuy thế, nhiều người lớn khi đã biết bơi nhưng do chủ quan, lơ là nên vẫn có thể xảy ra tình trạng đuối nước mà ít ai có thể ngờ tới.
Chính bởi những nguyên nhân này, việc nắm chắc kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước là điều cần thiết mà mỗi chúng ta cần phải biết.
Kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước
Khi bị rơi xuống nước, tâm lý của chúng ta đa phần đều rất hoảng loạn và ngay cả những người biết bơi cũng có nguy cơ chết đuối nếu họ quá chủ quan.
Vì lẽ đó, với 4 kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc có thể tự cứu mình thoát khỏi chết đuối.
Lấy lại bình tĩnh và làm nổi cơ thể
Có thể bạn chưa biết, con người ta có tính nổi nên khi ở dưới nước, nếu biết cách kiểm soát cơ thể bạn sẽ dễ dàng nổi được trên bề mặt nước như một chiếc phao.
Trong buồng phổi mỗi người có thể chứa từ 6 – 8 lít không khí. Khi rơi xuống nước, không khí bên trong sẽ đẩy chúng ta lên ở tư thế úp và gần sát so với mặt nước.
Thế nhưng, trước khi làm nổi cơ thể bạn cần phải lấy lại bình tĩnh để giữ được trọng lực cân bằng nhất. Từ đó, bạn mới có thể tự nổi trên được về mặt nước. Việc này bạn cần thực hiện theo các bước cụ thể là nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở và thả lỏng cơ thể.
Làm nổi phần đầu để có thể hít thở
Sau khi có thể thực hiện thành công kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước ở bước đầu tiên, cơ thể bạn bắt đầu từ từ nổi lên ở tư thế sấp, bập bênh, bán an toàn và đầu bắt đầu nổi sát mặt nước.
Lúc này, hãy dùng tay và chân của mình như một chiếc mái chèo để quạt nước giúp đầu nhô hẳn lên trên mặt nước để có thể hít thở.

Hít thở
Nếu đã ngoi được đầu lên mặt nước, điều bạn cần làm chính là hít thở. Tuy nhiên khi bị đuối nước, nhất là khi không biết bơi nên bạn sẽ không thể giữ cho đầu mình ở trên mặt nước quá lâu mà tiếp tục ngoi lên, ngụp xuống.
Vì lẽ đó, hãy tận dụng lúc ngoi lên khỏi mặt nước hít một hơi thật sâu bằng miệng và mũi. Đến khi ngụp xuống thì thở ra dưới mặt nước.
Ra tín hiệu cầu cứu
Trong lúc ngoi lên được khỏi mặt nước, hãy cố gắng ra tín hiệu cầu cứu có thể để gây sự chú ý và những người xung quanh đến cứu bạn khỏi tình thế nguy hiểm này.

Với kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước, bạn có thể ứng dụng một số cách sau đây để cầu cứu như giơ tay lên vùng vẫy, dùng tay đập xuống nước hoặc còn sức hãy la lên thật to.
Kỹ năng cứu đuối và sơ cứu đuối nước
Không chỉ cần biết đến kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước cho chính mình, mỗi chúng ta cũng cần phải có kỹ năng cứu đuối và sơ cứu đuối nước để có thể cứu những người không may gặp nạn.
Những kỹ năng dưới đây cần thực hiện khẩn trương, đúng phương pháp và đúng với mục đích cấp cứu là để giải phóng đường thở, cung cấp oxy cho nạn nhân.
Trường hợp bản thân không biết bơi
Trong trường hợp không biết bơi, chúng ta phải tìm khúc gỗ hoặc phao ném xuống cho họ bám vào để lên bờ. Hoặc lúc này hãy la lên thật to, hay chạy ngay đi tìm người đến giúp đỡ
Bởi bạn đang không biết bơi nên tuyệt đối không nhảy xuống nước để tránh bị đuối nước, nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu được người.
Kỹ năng sơ cứu khi người gặp nạn đã lên bờ
Khi người gặp nạn đã được đưa lên bờ, đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
Nếu nạn nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất kỳ phản xạ nào. Vậy thì hãy ấn tim ngoài lồng ngực ngay lập tức.

Dùng 2 tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức, ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/ 1 phút đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc, hay khăn vải móc đờm, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.
Kỹ năng sơ cứu khi chỉ có 1 người thực hiện
Nếu chỉ có duy nhất 1 người thực hiện kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước trong trường hợp cứu đuối.
Bạn nên tiến hành sơ cấp cứu bằng cách ấn tim ngoài lồng ngực 15 – 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc như trên với chu kỳ 15 – 20 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt.
Kỹ năng sơ cứu khi có 2 người thực hiện
Trong trường hợp 2 người thực hiện kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước trong trường hợp cứu người thì một người tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực, người còn lại hô hấp nhân tạo và kiên trì thực hiện như vậy cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại, hoặc đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Bài viết đã chia sẻ đến bạn kỹ năng thoát hiểm khi đuối nước để cứu chính bản thân mình cũng như người xung quanh. Mong rằng thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn rất nhiều trong quá trình bơi lội ở môi trường nước.