Đuối nước khô là gì? Đuối nước khô nguy hiểm không và cách xử lý

Đuối nước là một tình huống rất dễ xảy ra trong quá trình bơi lội. Tuy nhiên, không chỉ khi xuống nước bạn mới gặp tình trạng này mà ngay khi trên cạn cũng vậy. Chúng được gọi là đuối nước khô.

Ngày hôm nay, hãy cùng Đào Tạo Bơi Lội T&T tìm hiểu về tình trạng đuối nước khô là gì? Chúng có nguy hiểm không và cách xử lý ra sao nhé.

Đuối nước khô là gì?

Đuối nước khô là tình trạng gây ra nguy cơ tử vong rất lớn do hít hoặc nuốt phải chất lỏng vượt quá 24 giờ.

Chất lỏng này kích thích thanh quản khiến chúng co thắt và đóng lại. Khi bị co thắt sẽ làm cản trở đường dẫn khí dẫn đến việc thở của bạn trở nên khó khăn hơn. Chất lỏng mà người bị hít hoặc nuốt phải có thể xuất hiện ở các vị trí không phù hợp như phổi, xoang,…

duoi-nuoc-kho-la-gi-2
Đuối nước khô là gì?

Đuối nước khô có thể gặp trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Chưa xuất hiện khó thở sớm hay có dấu hiệu bị thiếu oxy.
  • Một lượng rất nhỏ thậm chí không có nước ở trong phổi cũng gây nên đuối nước khô.
  • Không ai biết người bị nạn đã hít phải, nuốt hoặc từng bị chìm trong nước.

Biểu hiện đuối nước khô là gì?

Biểu hiện đuối nước khô rất khó nhận biết, đặc biệt là với trẻ em chưa có nhiều hiểu biết. Vì lẽ đó, sau khi trẻ ra khỏi khu vực có nước, bạn cần quan sát kỹ những biểu hiện trong khoảng 1 giờ để xem có biểu hiện và triệu chứng nào đáng ngờ hay không.

duoi-nuoc-kho-la-gi-4
Đuối nước khô là gì? Biểu hiện của đuối nước khô

Bạn có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây để có thể tự theo dõi và từ đó có hưỡng xử lý kịp thời nhất.

  • Xuất hiện tình trạng ho liên tục, ho không kiểm soát do thanh quản bị co thắt làm cản trở đường thở.
  • Cảm giác tức ngực, có thể bị khó thở tùy mức độ.
  • Cảm giác bị choáng váng, chóng mặt.
  • Xuất hiện tình trạng buồn ngủ, rơi vào trạng thái mơ màng thiếu tỉnh táo.
  • Cảm thấy khó khăn khi nói chuyện, hay nói ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Miệng và mũi xuất hiện bọt trắng hoặc hồng.
  • Nhịp thở bất thường, lúc thở nhanh chóng lúc thở chậm. Thậm chí có thể bị ngừng thở.
  • Tinh thần hoảng loạn, mất kiểm soát và hay cáu gắt vô cớ. Rơi vào tình trạng mệt mỏi, giảm năng lượng do não bị thiếu oxy.

Đuối nước khô có nguy hiểm không?

Không chỉ có đuối nước ở trong môi trường trong nước mới nguy hiểm mà đuối nước khô cũng là mối đe dọa đáng sợ đến tính mạng con người.

Nếu người mắc phải tình trạng này không được xử lý kịp thời thì sẽ dần rơi vào trạng thái bất tỉnh, ngừng thở và có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Vì lẽ đó, đây là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm mà bạn cần có những kỹ năng xử lý kịp thời để bảo vệ những người xung quanh mình.

Cách xử lý đuối nước khô

Nếu phát hiện một người đang có một hoặc một vài dấu hiệu đuối nước khô, bạn cần kêu cứu để nhận thêm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Sau đó, hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt bởi đây là tình huống khẩn cấp nên phải được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời.

duoi-nuoc-kho-la-gi-1
Đuối nước khô là gì? Cách xử lý đuối nước khô

Trong lúc chờ xe cấp cứu đến, hãy cố gắng trấn an tinh thần người gặp nạn giúp họ bình tĩnh, tránh bị lo lắng, sợ hãi ảnh hưởng đến nhịp thở và nhịp tim. Việc này giúp các cơ quan khí quản được giãn ra, giảm co thắt và nhờ đó việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn.

Khi được đưa tới bệnh viện, người bị nạn qua khỏi cơn nguy kịch, bác sĩ sẽ chỉ định cho họ chụp X-quang ngực thẳng và làm các xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán, kiểm tra đường hô hấp, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.

Thông qua quá trình này, các bác sĩ sẽ có kết quả chính xác nhất để được xử lý kịp thời, hiệu quả và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như suy hô hấp, ngưng tim hay ngừng thở,…

Làm sao để phòng tránh đuối nước khô?

Đuối nước khô nguy hiểm là thế, vậy làm sao để phòng tránh tình huống này? Bạn cần lưu ý những điều sau, nhất là với trẻ em càng cần chú ý hơn.

  • Luôn quan sát, theo dõi sát sao trẻ em khi đang vui chơi ở khu vực có nước như bể bơi, công viên nước, biển, sông, hồ,…
  • Tuyệt đối không cho trẻ đi bơi hay tắm một mình khi còn quá nhỏ.
  • Nếu trẻ chưa được trang bị kỹ năng cơ bản về sơ cứu, hay gọi người giúp đỡ khi bị đuối nước thì tuyệt đối không để trẻ tự bơi hay tắm một mình.
  • Trang bị các đồ bảo hộ cần thiết để bảo vệ bé cũng như bản thân mình gồm áo phao, phao bơi, kính bơi,…
  • Các bậc phụ huynh nên cho con tham gia khóa học bơi cho trẻ em tại trung tâm đào tạo bơi lội uy tín, chất lượng để trẻ được học kỹ năng bơi lội, cùng với đó là các kỹ năng cần thiết.
  • Người lớn cũng nên tham gia vào các khóa học bơi cho người lớn phù hợp để cải thiện thêm kỹ năng bơi lội, kỹ năng sơ cứu để bảo vệ người thân và người xung quanh mình.
  • Nếu gia đình có trẻ nhỏ và sinh sống ở khu vực gần sông, hồ, ao,… thì nên xây hàng rào bảo hộ để tránh sự hiếu động, tò mò của các con khi quá mải chơi mà có thể sẽ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
  • Hiện nay có rất nhiều khóa học dạy sơ cứu các tình huống đuối nước, bạn nên tham gia để có thêm kiến thức, kỹ năng cho riêng mình. Từ đó bản thân sẽ cảm thấy tự tin hơn để bảo vệ chính bản thân và mọi người.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn tình trạng đuối nước khô là gì và cách phòng tránh. Mong rằng thông tin chúng tôi đem đến sẽ hữu ích với bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *