Chia sẻ kỹ thuật đứng nước cơ bản chính xác dành cho bạn

Kỹ thuật đứng nước cơ bản là một trong những kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình bơi lội. Hôm nay, Đào Tạo Bơi Lội T&T sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật đứng nước chính xác và đảm bảo an toàn nhất cho người tập luyện.

Làm sao để tập kỹ thuật đứng nước cơ bản?

Để có kỹ thuật đứng nước cơ bản thì điều quan trọng nhất bạn cần phải thực hiện chính là phải thật bình tĩnh, thả lỏng cơ thể và điều tiết giữ hơi thở chậm lại để giúp cho ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Để giúp chúng ta có thể tự tin, bình tĩnh nhất để làm chủ được các chuyển động của cơ thể trong nước thì bạn nên tập các bài tập nổi và giữ thăng bằng trong nước cụ thể như sau:

  • Bạn nên tập luyện ở mực nước cạn trước. Người cuộn tròn, đầu gối thu vào bụng và 2 tay ôm gối, lấy một hơi sâu rồi nín thở, úp người xuống nước, thả lỏng cơ thể và cứ giữ như vậy đến khi không nín thở được nữa thì đứng lại.
  • Bạn nên nằm ngửa trên mặt nước, 2 tay và 2 chân dang rộng đồng thời thả lỏng tự nhiên để cơ thể nằm ngửa trên mặt nước. Hơi thở nhẹ nhàng bài tập này giúp cho người tập luyện có thể nổi và tạo nên cảm giác thả lỏng thoải mái.
  • Sau khi tập luyện được 2 bài trên, bạn sẽ có được cảm giác nước tốt hơn, cơ thể thả lỏng và thoải mái rồi thì chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu tập luyện kỹ thuật đứng nước cơ bản.
ky-thuat-dung-nuoc-co-ban-6
Làm sao để tập kỹ thuật đứng nước cơ bản?

Các bài tập phải học trước khi thực hiện kỹ thuật đứng nước cơ bản

Học đứng nước là cách nổi thăng bằng trên nước. Vì thế trước khi thực hiện kỹ thuật đứng nước cơ bản, bạn cần theo học một số bài tập dưới đây để có thể tự tin hơn khi đứng nước.

Cúi người úp mặt và giữ thăng bằng

Với nội dung bài học này, chúng sẽ giúp việc giữ thăng bằng, thả lỏng cơ thể và điều chỉnh nhịp thở của bạn được tốt hơn. Bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Chọn vùng nước cạn để tập luyện (có thể ở tầm ngang ngực).
  • Lấy hơi và giữ hơi.
  • Cúi người, úp mặt xuống nước và thả lỏng cơ thể, trôi tự do trên mặt nước đến khi hết hơi thì hãy nổi lên. Bạn hãy thực hiện động tác này lặp đi lặp lại cho đến khi cơ thể có thể nổi tự do, không bị chìm là được nhé.

Nằm ngửa và thả lỏng cơ thể

Một trong những bài học trước khi thực hiện kỹ thuật đứng nước cơ bản khá thú vị mà bạn không thể bỏ lỡ chính là nội dung nằm ngửa thả lỏng cơ thể. Bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây.

  • Chọn vùng nước ngang ngực để tập luyện.
  • Thả lỏng cơ thể, đưa về tư thế nằm ngửa và tay dang rộng, chân duỗi thẳng, thả lỏng một cách tự nhiên nhất.
  • Điều chỉnh nhịp thở nhẹ nhàng, khoan thai tránh lo lắng, hồi hộp để không bị hụt hơi.
  • Giữ cơ thể thăng bằng, không bị chìm phần chân hoặc phần đầu là được. Cố gắng lặp đi lặp lại động tác này giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn nhé.

Vo tròn cơ thể

Vo tròn cơ thể cũng là một nội dung cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật đứng nước cơ bản. Nội dung này bao gồm các bước sau:

  • Chọn vùng nước cạn để tập luyện.
  • Hít một hơi thật sâu, giữ hơi và đồng thời ngồi ngụp xuống nước. 2 tay ôm đầu gối vào lồng ngực, đồng thời thả lỏng và nhịn thở.
  • Giữ đúng tư thế sau đó để cơ thể nổi từ từ lên mặt nước, đến khi hết hơi thì hãy dừng lại.
ky-thuat-dung-nuoc-co-ban-3
Các bài tập phải học trước khi thực hiện kỹ thuật đứng nước cơ bản

Hướng dẫn kỹ thuật đứng nước cơ bản

Khi bạn đã có thể giữ nổi thăng bằng trên nước, chúng ta đã có thêm phần tự tin và hiểu hơn về cách thả lỏng cơ thể, cách giữ thăng bằng cũng như điều tiết nhịp thở. Dưới đây sẽ là toàn bộ nội dung kỹ thuật đứng nước cơ bản dành cho bạn.

Tư thế đứng và nhịp thở

Đầu tiên, bạn cần giữ cơ thể và chân duỗi thẳng theo chiều thẳng đứng, tay dang rộng, giữ thăng bằng. Cùng với đó hãy phối hợp nhịp thở nhẹ nhàng, đều giúp thả lỏng, ít tiêu tốn năng lượng và bạn có thể đứng được lâu hơn.

ky-thuat-dung-nuoc-co-ban-4
Hướng dẫn kỹ thuật đứng nước cơ bản – Tư thế đứng và nhịp thở

Giữ phần đầu nổi trên mặt nước

Phần đầu nên giữ nổi trên mặt nước (tốt nhất là tại mặt nước nằm ngang cằm). Tiếp đó điều tiết hơi thở nhẹ nhàng, thoải mái nhất.

Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn nhưng hãy thật bình tĩnh thì việc đứng nước sẽ được kéo dài lâu và thoải mái hơn.

Kỹ thuật quạt nước (hay xoa nước)

Ở kỹ thuật quạt nước, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  • 2 tay đưa ra trước, lòng bàn tay chạm vào nhau giống như tư thế chuẩn bị quạt tay ếch.
  • Sau đó, bạn chỉ cần thực hiện chúng như động tác quạt tay ếch. Tuy nhiên, biên độ quạt tay đứng nước là quạt sang ngang, kéo hướng xuống đùi rồi duỗi tay về tư thế chuẩn bị.

Khi quạt nước bạn cần chú ý không cho tay lên xuống vì có thể dịch chuyển cơ thể, gây tốn nhiều sức lực, giảm thời gian đứng nước và có thể bị sắc nước. Đồng thời cần cố định cổ tay, thực hành nhiều ở vùng nước cạn trước khi ra vùng nước sâu.

ky-thuat-dung-nuoc-co-ban-2
Hướng dẫn kỹ thuật đứng nước cơ bản

Kỹ thuật chuyển động chân

Với kỹ thuật chuyển động chân, bạn cần thực hiện 2 động tác chính là vẫy chân chéo và đá chân ếch.

Động tác vẫy chân chéo

  • 2 tay cần vịn vào thành hồ.
  • 2 chân duỗi thẳng song thả lỏng các cơ, duỗi thẳng hai bàn chân, đá nước và kéo lùi về phía sau.
  • Tiếp đó, chân co lại nhẹ nhàng, đưa về trước và vẫy liên tục theo trình tự. 
  • Ngửa lưng ra sau để thực hiện động tác và kết hợp thêm cùng động tác tay lăn nước để cơ thể được nghỉ ngơi.

Động tác đá chân ếch

  • Ở động tác đá chân ếch, bạn tiến hành mở 2 chân rộng sang hai bên (như kiểu bơi chân ếch), sau đó gập đầu gối co về phía sau, xòe bàn chân ra và đạp thẳng xuống rồi khép chân lại.
  • Bạn hãy thực hiện động tác này liên tục để kỹ thuật đứng nước cơ bản được làm quen và trở nên thành thạo nhất nhé.

Hướng dẫn kỹ thuật đứng nước tương ứng từng kiểu bơi

Đối với kỹ thuật đứng nước cơ bản, tùy vào từng kiểu bơi mà bạn sẽ được học cách đứng nước phù hợp nhất. Dưới đây là các kỹ thuật đứng nước cơ bản cho từng kiểu bơi dành cho bạn.

Đứng nước bằng chân sải

Đây là kỹ thuật đứng nước khá tốn sức nhưng chúng vẫn được ứng dụng phổ biến trong thực tế.

  • 2 chân vẫy so le (hay chính là kiểu cắt kéo), đưa bàn chân về phía sau rồi đá ra trước. Cổ chân người thực hiện phải đủ dẻo để bàn chân vẫy gần giống như đuôi cá, nếu cổ chân cứng sẽ rất khó nổi và mất sức.
  • 2 tay như 2 mái chèo hoạt động luân phiên. Đưa tay về phía trước rồi kéo lại, đẩy nước xuống dưới và về phía sau.
  • Bàn tay giữa trạng thái phẳng dẹt tạo diện tích lớn nhất. Không úp bàn tay hay co quắp các ngón tay bởi chúng sẽ làm thất thoát lực đẩy.
  • Tổng thể động tác giống như đang đi bộ. Chân và tay hoạt động so le nhau và đồng đều.
ky-thuat-dung-nuoc-co-ban-5
Kỹ thuật đứng nước cơ bản bằng chân sải

Đứng nước bằng chân ếch

Trong kỹ thuật đứng nước cơ bản, đứng nước bằng chân ếch là kiểu dễ dàng và ít tốn sức nhất. Dù bơi tại bể bơi hay ngoài mặt nước tự nhiên chúng cũng đều được ứng dụng phổ biến.

  • Động tác tay và chân giống nhau, có sự đối xứng.
  • Chân người thực hiện đứng nước đạp như bơi ếch. Tay chèo dang rộng ra 2 bên rồi thu vào trước bụng.
  • Động tác đạp chân và chèo tay thực hiện luân phiên, xen kẽ nhau. Chân đạp thì tay nghỉ và và ngược lại.

Đứng nước bằng sóng thân

Kỹ thuật đứng nước này còn được biết đến với tên gọi khác là đứng nước chân bướm. Đây là kỹ thuật tốn khá nhiều sức, khó đứng lâu nên đa phần chúng chỉ được ứng dụng bổ trợ cho kiểu bơi bướm.

  • Kỹ thuật đòi hỏi độ linh hoạt tổng thể của các chi để thực hiện cú uốn sóng từ đầu xuống hết chân.
  • Phần bụng phải khỏe để phát động, cổ chân mềm dẻo để kết thúc sóng và phát lực đẩy ra.
  • Ở mức độ khó hơn, thay vì chắp 2 tay (dưới nước) người thực hiện cần phải giơ 2 tay lên không khi tập kỹ năng này.

Đào Tạo Bơi Lội T&T đã chia sẻ đến bạn kỹ thuật đứng nước cơ bản chính xác và an toàn nhất. Mong rằng thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *