Đuối nước là tình trạng không còn quá xa lạ với chúng ta. Đây là tai nạn mà không một ai mong muốn mỗi khi tham gia hoạt động bơi lội. Vậy nếu gặp phải người bị đuối nước, bạn sẽ ứng cứu ra sao? Dưới đây là các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước Đào Tạo Bơi Lội T&T muốn chia sẻ đến bạn.
Đuối nước là gì?
Trước khi tìm hiểu các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước, chúng ta cần phải biết đuối nước là gì?

Đuối nước hay được gọi với tên khác là ngạt nước. Đây là hiện tượng khí quản của con người bị một chất lỏng xâm nhập vào dẫn tới tình trạng khó thở.
Khi hít phải nước, theo phản xạ người bị đuối nước sẽ ngừng thở, tim đập chậm lại. Nếu tình trạng này tiếp tục như vậy sẽ dẫn đến thiếu oxy máu, làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, nếu không được sơ cứu kịp thời người bị nạn sẽ bị đe dọa về tính mạng, có thể gây tử vong bất cứ lúc nào.
Nguyên tắc sơ cứu người bị đuối nước
Trong các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước, người thực hiện sơ cứu cần nắm chắc nguyên tắc dưới đây để việc này đạt hiệu quả cao nhất.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh và giãy giụa ở dưới nước, bạn hãy tìm ngay cách đưa họ lên bờ. Trong trường hợp không biết bơi, phải tìm khúc gỗ, hay phao,… ném xuống nước cho họ bám vào để lên bờ và chạy ngay đi tìm người đến cứu giúp.
- Tuyệt đối không nhảy xuống nước khi không biết bơi bởi điều này sẽ không chỉ là sự nguy hiểm của nạn nhân, thậm chí bạn cũng đang rơi vào tình trạng nguy hiểm này.
- Khi nạn nhân được đưa lên bờ, hãy tiến hành sơ cứu ngay tại chỗ, nhanh chóng và đúng các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước.
- Không nên bỏ cuộc. Hãy kiên trì cấp cứu trong nhiều giờ.
Các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước
Có thể nói, sở cứu người bị đuối nước là điều vô cùng quan trọng mà ai cũng cần phải biết để có thể sẵn sàng cứu người, hoặc hỗ trợ ứng cứu bất kỳ lúc nào.
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước
Trong các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước, việc nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nước chính là điều đầu tiên mà bạn nên biết.
Hãy sử dụng các phương tiện có thể cứu người bị đuối nước ra khỏi mặt nước nhanh nhất như ném phao, sử dụng cây xào cho nạn nhân nắm,…

Trong trường hợp không có phương tiện nào, hãy trực tiếp nhảy xuống bơi cứu nạn nhân. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, kỹ thuật bơi lội và tư thế cứu hộ. Bạn nên áp dụng 3 tư thế cụ thể dưới đây:
- Quàng 1 tay từ vai vòng qua nách đối diện người bị nạn.
- Sử dụng 2 tay để giữ 2 bên đầu nạn nhân. Sau đó, người cứu dùng 2 chân bơi ngửa vào bờ.
- Túm lấy tóc nếu người bị đuối nước có tóc dài, túm cổ áo và kéo nhận nhân về phía sau.
Đặt người bị đuối nước ở nơi khô ráo, thông thoáng
Sau khi đã đưa người bị đuối nước lên được bờ an toàn, hãy đặt họ ở nơi khô ráo, thông thoáng nhất.
Đây là một trong các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước góp phần làm tăng tỷ lệ cứu sống của nạn nhân, tránh khỏi những tình huống không đáng có.
Hơn nữa, ở những vị trí như này cũng giúp người sơ cứu dễ dàng thực hiện biện pháp sơ cứu người bị đuối nước.

Kiểm tra tình trạng của nạn nhân
Tiếp đó, các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước mà bạn cũng không thể bỏ qua chính là hãy kiểm tra tình trạng của nạn nhân ngay lập tức. Khi đã kiểm tra sức khỏe của họ, tùy vào tình trạng lúc đó mà người sơ cứu có biện pháp sơ cứu phù hợp.
- Đối với nạn nhân còn tự thở: Bạn hãy đặt người bị nạn ở tư thế nằm nghiêng an toàn.
- Trường hợp nạn nhân ngưng thở (lồng ngực không di động): Hãy thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt. 1 tay bịt lấy mũi nạn nhân, tay còn lại kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân, thổi hết hơi.

Tiến hành kỹ thuật ép tim – thổi ngạt
Kỹ thuật ép tim – thổi ngạt là các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước cuối cùng nếu bạn tiến hành phương pháp hà hơi thổi ngạt mà nạn nhân vẫn không tỉnh trở lại.
Đối với kỹ thuật này, bạn chú ý những điều dưới đây:
- Ép tim tại 1/2 dưới xương ức, độ lún 1/3 – 1/2 ngực (4 – 5cm với người lớn) cùng tần số 100 lần/ phút.
- Kỹ thuật này cần ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép.
- Nếu tiến hành ép tim – thổi ngạt cho người lớn, tỷ lệ sẽ là 30/2. Trẻ con tỷ lệ này là 15/2.
- Kiểm tra mạch trong vòng 10 giây sau mỗi 5 chu kỳ ép tim – thổi ngạt, hoặc sau 2 phút. (1 chu kỳ = 30 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt).
Luôn giữ ấm cho nạn nhân bởi họ đã ở dưới nước quá lâu, từ đó thân nhiệt cũng bị giảm theo. Trước tiên nên bỏ quần áo ướt nạn nhân, đắp chăn khô hoặc khăn khô lên người họ.
Cuối cùng, nhanh chóng đưa người bị đuối nước đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý cần biết khi sơ cứu người bị đuối nước
Ngoài các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước, bạn cần lưu ý những điều cụ thể dưới đây để đảm bảo quá trình sơ cứu đạt hiệu quả tối đa.
Không dốc ngược nạn nhân
Nhiều người đang tưởng lầm rằng động tác đầu tiên khi sơ cứu người bị đuối nước sẽ là dốc ngược nạn nhân, vác lên và chạy nhằm đưa nước ra ngoài.
Thế nhưng, việc này sẽ khiến nước rất khó ép ra và còn gây nguy hiểm hơn cho nạn nhân khiến có rất dễ bị sặc.
Ngoài ra, việc dốc ngược nạn nhân cũng sẽ làm chậm thời gian cấp cứu, tăng nguy cơ dẫn đến hiện tượng nôn mửa.
Phải cấp cứu thổi ngạt ngay
Một trong các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước chính là biện pháp thổi ngạt. Sau khi đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước, đưa vào bờ. Thổi ngạt cũng chính là việc làm tiếp theo bạn cần thực hiện.
Theo nghiên cứu, sau khoảng 1 phút ngừng thở, cơ thể con người bắt đầu xuất hiện các tổn thương. Sau 10 phút để lại di chứng. Sau 15 phút sẽ không thể cứu sống. Vì thế, khi sơ cứu người đuối nước hãy chú ý đến điều này nhé.
Bài viết đã chia sẻ đến bạn các biện pháp sơ cứu người bị đuối nước không chỉ có bạn mà bất kỳ ai cũng nên biết. Mong rằng thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn đọc.